Giỏ hàng 0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Triển vọng giá vàng tuần 8 – 12/

Nền tảng cơ bản và kỹ thuật của vàng đang nghiêng về “giá xuống” nên giá vàng khó có thể vọt tăng trong tuần, trừ khi lực mua đủ mạnh để đẩy giá vượt mốc 1.330,8 USD/ounce.

Giá vàng tuần trước nhiều lần dao động quanh mốc 1.300 USD/ounce do các yếu tố như số liệu cho thấy hoạt động sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 3 đã phục hồi từ đợt giảm mạnh trước đó, lo ngại Bắc Kinh có thể thông báo tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất 3 thập kỷ và hy vọng về một thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung.

Số liệu việc làm Mỹ trong tháng 3 tăng vượt dự kiến làm dấy lên câu hỏi Fed sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất hay mềm mỏng hơn nữa, triển khai một gói nới lỏng định lượng – điều Tổng thống Donald Trump đang thúc giục ngân hàng trung ương Mỹ thực hiện.

Chốt tuần trước, giá vàng giao ngay không biến động đáng kể, ở 1.292 USD/ounce.

Trong tuần này, nhà đầu tư sẽ chú ý đến các thông tin vĩ mô. Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đàm phán thương mại nhưng chưa có thông báo nào đáng chú ý. Chính phủ Anh đã đề nghị EU trì hoãn Brexit cho tới tháng 6. Nguy cơ kinh tế toàn cầu giảm tốc vẫn chưa biến mất.

USD trong tuần có thể tăng giá, đẩy giá vàng đi xuống.

Dưới đây là một số sự kiện có thể ảnh hưởng giá vàng trong tuần

Ngày 8/4

  • Mỹ công bố số liệu đơn đặt hàng sản xuất.
  • Đức công bố số liệu thương mại.

Ngày 9/4

  • Nhật Bản công bố chỉ số giá nhà sản xuất (PPI).
  • Richard Clarida, quan chức Fed, phát biểu.

Ngày 10/4

  • Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kuroda phát biểu.
  • Anh công bố GDP, số liệu thương mại, hoạt động sản xuất.
  • Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
  • Trung Quốc công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
  • Fed công bố nội dung chi tiết cuộc họp chính sách gần nhất.

Ngày 11/4

  • Trung Quốc công bố số liệu thương mại.
  • Mỹ công bố chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) lõi, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu.

Ngày 12/4

  • Trung Quốc công bố số liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Đọc tiếp