Theo khảo sát vào 8h36 ngày 19/8, giá vàng SJC tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn đang là 41,45 – 41,80 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra), giảm 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch tuần trước. Chênh lệch giá bán cao hơn giá mua 350.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm, tại Hà Nội, Tập đoàn DOJI niêm yết giá ở mức 41,40 – 41,85 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra), giảm 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 350.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch cuối tuần. Giá mua vào đang thấp hơn giá bán ra 450.000 đồng/lượng.
Tại Phú Qúy, giá vàng niêm yết ở mức 41,40 – 41,85 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra), giảm 70.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên trước đó.
Tại SJC Đà Nẵng, giá vàng niêm yết ở mức 41,45 – 41,82 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra), giảm 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên hôm qua.
Ảnh minh họa |
Đến nay (19/08), giá vàng được các đơn vị kinh doanh niêm yết với mức giá như sau:
Trên thị trường thế giới, tính đến 11 giờ 05 phút ngày 19/8 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới đang đứng ở mốc 1.519,40 USD/oz, giảm 4,20 USD (tương đương giảm 0,2757%).
Giá vàng đang ở quanh mức 1.500 USD/ounce, so với mức 1.300 USD/ounce ghi nhận hồi đầu năm nay. Chốt phiên giao dịch tuần qua, giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.513,80 USD/ounce. Tính từ đầu tuần đến nay, giá vàng giao ngay tăng hơn 1%. Trong khi đó, giá vàng Mỹ giao kỳ hạn khép lại phiên 16/8 hạ 0,5% xuống 1.523,6 USD/ounce.
Một số nhà phân tích tăng giá trong dài hạn cũng đang trở nên thận trọng vì vàng dường như đang thử nghiệm sức đề kháng dài hạn. Một số chuyên gia dự báo vàng có thể giám về mức 1.480 USD/ounce và tăng lại lên mức cao 1.575 USD/ounce.
Ông Stan Bharti, Giám đốc điều hành của ngân hàng thương mại tư nhân Forbes & Manhattan dự báo, giá vàng sẽ lên tới 2.000 USD/ounce vào cuối năm 2020. Gần hơn, chuyên gia này dự kiến giá vàng nhảy vọt từ mức trung bình 1.480 USD/ounce lên 1.600 USD/ounce trong quý tiếp theo.
Các yếu tố khác có thể làm tăng đáng kể giá vàng bao gồm rủi ro địa chính trị leo thang liên quan đến các sự kiện như xung đột ở Iran, biểu tình ở Hong Kong (Trung Quốc).
Ông Deric Scott, Phó Chủ tịch và nhà phân tích cao cấp của trang chuyên về giao dịch kim loại quý Metals.com, cho rằng để vàng đạt được mức tăng giá lớn như vậy, đồng USD sẽ phải giảm khá mạnh để đối phó với sự mất giá của đồng nhân dân tệ (NDT) Trung Quốc.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc chỉ nhập khẩu 575 tấn vàng, giảm gần 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc hạn chế nhập khẩu vàng nhằm giảm tình trạng chảy ngoại tệ ra khỏi quốc gia này, góp phần hỗ trợ cho NDT vốn đang chịu sức ép từ thương chiến. Điều này khiến các nhà đầu tư lo ngại nhu cầu vàng vật chất sẽ giảm mạnh.
Theo khảo sát của phố Wall, có 10 chuyên gia (tương ứng 59%) kêu gọi vàng sẽ cao hơn, 3 nhà phân tích (18%) nhận xét giá giảm và 4 người (24%) cho rằng giá đi ngang. 2 tuần trước đó, tỷ lệ chuyên gia dự báo vàng tăng giá lên trên 70% và 90%.